Nhập từ khóa để tìm kiếm

Chú thích vài điều về một số cách lưu trữ - chỉnh sửa ảnh | Google Photos | Flickr

Chú thích vài điều về một số cách lưu trữ - chỉnh sửa ảnh | Google Photos | Flickr

Chào các bạn.. Mình chưa có máy chụp hình, chỉ chụp điện thoại thôi nhưng cũng có quan tâm chút ít về chất lượng hình ảnh..
Mình viết bài này để chú thích cho mình cũng như các bạn luôn.. Hi vọng sẽ có một vài thông tin bổ ích cho các bạn..


1. Lưu trên Google Photos

Google Photos thì khá là thông dụng vì trên nền tảng di động Android thì thường có sẵn phần mềm Google Photos cho phép sao lưu tự động ảnh và video, rất tiện và được khá nhiều người dùng lựa chọn..
- Với chế độ "Ảnh gốc" thì ảnh của các bạn khi up lên sẽ có toàn bộ thông số y hệt như file ảnh trong máy. Toàn bộ luôn nhé, cả kích cỡ cũng vậy, VD 12.345MB thì up lên vẫn là 12.345MB.. Và chế độ này up lên nó sẽ tốn dung lượng của Google Drive.. (Tài khoản loại thường thì chỉ có 15GB, tài khoản của trường Đại học - Cao đẳng thì sẽ không giới hạn)
- Với chế độ "Chất lượng cao" thì ảnh của các bạn khi up lên sẽ vẫn có toàn bộ những thông tin như file ảnh gốc (Thiết bị chụp, vị trí, tiêu cự, ... gì gì đó), nhưng kích cỡ sẽ giảm còn khoảng 30-60%.. Kéo theo đó là chất lượng ảnh cũng giảm khá nhiều.. Ảnh khi phóng lên sẽ không còn rõ nét nữa.. Và chế độ này thì sẽ không giới hạn dung lượng..
Xem sơ qua thông tin của những ảnh này khi up lại trên Flickr thì mình thấy có thông số:
X-Resolution - 1 dpi
Y-Resolution - 1 dpi
Trong khi ban đầu thì là:
X-Resolution - 72 dpi
Y-Resolution - 72 dpi
Mình cũng không chuyên lắm nên không biết các thông số khác thế nào..


2. Lưu trên Flickr

Ảnh khi tải lên Flickr sẽ lưu dữ lại toàn bộ thông tin.. Khi chọn Download ảnh gốc từ Flickr về máy lại thì đó vẫn chính là ảnh gốc mà các bạn đã tải lên..
Tải lên một ảnh 12.345MB với thông số abcXZY thì khi chọn tải ảnh gốc thì bạn sẽ được một ảnh 12.345MB với thống số abcXYZ được bảo toàn..
Dung lượng của một tài khoản Flickr là 1TB.. Lưu xả láng không sợ Full.. Trừ khi bạn lưu nhiều Video thôi, còn ảnh thì cứ thoải mái..!!!
Ghé thăm Flickr của mình nha: https://www.flickr.com/photos/141206119@N08/


3. Chỉnh sửa ảnh bằng phần mềm hệ thống của Mac OS

Mac OS có một phần mềm hệ thống tên là "Preview" cho phép người dùng thực hiện một số chỉnh sửa như màu - kích thước - thêm văn bản ...
Phần này mình chắc mình viết để lưu lại riêng mình xem thôi chứ thường mọi người xài Lightroom và PhotoShop chứ không xài cái này..
Với phần mềm này, sau khi chỉnh sửa thì thông tin của ảnh vẫn lưu lại.. Dù là bạn chỉnh màu hay là cắt một phần của ảnh ra thì ảnh nó vẫn lưu lại thông tin về thiết bị, vị trí, ...
Đây là ý nghĩa của một vài thông số:
Exposure: Độ phơi sáng, khi tăng thì sẽ làm độ sáng toàn bộ ảnh tăng lên..
Contrast: Độ tương phản, khi tăng thì những vùng tối sẽ rất tối, vùng sáng sẽ rất sáng..
Highlights: Nổi bật, cái này nó hơi ngược chút.. Khi tăng thì độ nổi bật nó giảm đi, tức là những điểm sáng sẽ bớt sáng lại..
Shadows: Bóng, bóng này có nghĩa là bỏng bẩy á.. Thường khi muốn da dẻ đẹp hơn thì ta mới dùng cái này..
Saturation: Độ bão hoà, khi tăng lên thì màu sắc sẽ tươi hơn, sặc sỡ hơn..
Temperature: Nhiệt độ màu, khi tăng lên thì ảnh sẽ đỏ hơn một chút, cảm giác toàn ảnh nó nóng hơn, ngược lại thì sẽ có cảm giác lạnh, mát mẻ hơn..
Sharpness: Độ sắc nét, khi phóng lên, tăng thông số này thì ta sẽ thấy phần phân cách giữa các màu khác nhau rõ rệt hơn, tăng đủ thì sẽ thấy ảnh nét hơn, khi tăng quá sẽ gây nhiễu cho hình, khi giảm thì ảnh mờ đi..
(Mình chỉ biết một cách nghiệp dư như vậy thôi, có gì sai sót mong các bạn bỏ qua)
Sau đây là một số ảnh và thiết lập về màu mình muốn lưu lại..


Gốc

Chỉnh một chút











CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT CỦA MÌNH..!!






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét